Có những biểu hiện sau là bạn đã bị nhiễm nấm candida trong cơ thể
Chào các bạn, có rất nhiều độc giả của blog gửi email cho tôi hỏi về bệnh nhiễm nấm Candida, đặc biệt là viêm âm đạo do nấm. Vì đây là bệnh phổ biến mà rất nhiều chị em gặp phải nên tôi sẽ chọn làm chủ đề cho bài viết này.
Nhiễm nấm Candida là một căn bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Nhưng các bạn đã hiểu rõ bản chất, cơ chế hoạt động, nguyên nhân và triệu chứng nhiễm nấm hay chưa? Vậy hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Xem thêm: Bệnh huyết trắng ở phụ nữ và những điều bạn cần biết.
Nấm Candida là gì?
Nấm Candida là một loại nấm men, chúng có hình tròn hoặc hình bầu dục. Chúng thường hoại sinh trong cơ thể con người ở những cơ quan ấm và ẩm ướt như miệng (chiếm khoảng 30%), âm đạo (39%), ruột (35%) và phế quản (17%)… Chúng sinh sản bằng hình thức nảy chồi, ngoài ra còn có sợi nấm giả có nhiều tế bào dính bào nhau ở một điểm nhỏ, dễ gãy.
Nhiễm nấm Candida là một loại bệnh có thể gặp ở bất kì ai, từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành. Bệnh do nấm gây ra, thường là Candida Albicans làm tổn thương tế bào biểu bì của đường sinh dục, đường tiêu hóa như ở miệng, lưỡi (gọi là tưa lưỡi), ruột, dạ dày… và máu (thường gọi là candida huyết).
Hình ảnh phóng to của nấm men Candida
Cơ chế hoạt động của nấm Candida
Có một sự thật mà nhiều bệnh nhân của tôi không biết, đó là nấm Candida vẫn luôn tồn tại trong cơ thể con người. Nhưng may mắn là chúng bị các vi khuẩn có lợi kìm hãm sự phát triển để chúng không trở thành những sợi nấm, xâm lấn mãn tính.
Nhưng khi có một yếu tố tác động làm mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn thì chúng sẽ sinh sôi và lây lan nhanh chóng, tạo thành bệnh.
Nhiễm nấm phát triển rất nhanh và dễ lây lan sang người khác khi quan hệ tình dục không an toàn (đối với trường hợp bị nấm âm đạo). Nhưng nam giới khi mắc bệnh thì ít nghiêm trọng hơn nữ giới.
Biểu hiện nhiễm nấm Candida
Như tôi đã nói ở trên, nhiễm nấm thường xảy ra ở các cơ quan như hệ tiêu hóa (miệng, lưỡi, đường ruột…), hệ hô hấp, da, mắt và âm đạo. Trong giới hạn bài viết tôi sẽ chỉ nói qua về các biểu hiện nhiễm nấm Candida.
Nấm Candida ở miệng. Xuất hiện các mảng bám màu trắng trong khoang miệng, đỏ, đau nhức, khó nuốt, có thể chảy máu, cảm giác như có bông trong miệng, hơi thở có mùi.
Nấm Candida ở lưỡi. Thường gặp ở trẻ sơ sinh, thường gọi là tưa lưỡi. Trên lưỡi của trẻ hình thành những mảng bám màu trắng, tiết nhiều nước dãi, miệng hôi, đau rát và có thể sốt cao.
Nấm Candida ở ống tiêu hóa. Nội soi phát hiện những mảng bám màu trắng, khiến người bệnh khó nuốt và nuốt đau, buồn nôn, đau bụng sau khi ăn, đau dạ dày, tiêu chảy, mất nước, ăn không tiêu, ngứa hậu môn… Phát hiện bệnh khi tìm thấy tế bào nấm trong phân.
Nấm Candida đường tiết niệu. Người bệnh đi tiêu đau, nóng rát, bị nhiễm trùng bàng quang, thận và niệu đạo.
Nấm Candida đường hô hấp. Bệnh nhân ho nhiều, khó thở, tắc xoang, hay ngứa mũi, nhiều chất nhầy, hắt hơi, có thể viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Nấm Candida ở da. Bị phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa, chàm, viêm da sẩn mụn nước, lở loét trên da…
Nấm Candida ở mắt. Bạn sẽ cảm thấy có hạt nổi trong mắt, thị lực giảm.
Nhiễm nấm candida ở một số bộ phận trên cơ thể
Nấm Candida đường sinh dục. Đây là tình trạng nhiễm nấm phổ biến nhất ở chị em, vì thế tôi sẽ nói chi tiết hơn về nhiễm nấm candida đường sinh dục.
Bệnh nấm đường sinh dục thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do cấu tạo cơ quan sinh dục sâu, môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm tấn công và lan sâu. Bệnh thường gặp nhất là nhiễm nấm Candida gây viêm âm đạo.
Khi môi trường âm đạo mất cân bằng do dùng thuốc kháng sinh làm chết lợi khuẩn, dùng thuốc tránh thai làm thay đổi nổi tiết, sức đề kháng suy giảm hoặc vệ sinh kém sẽ là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển.
Bệnh gây khó chịu, ngứa ngáy, âm đạo, âm hộ, đau rát khi quan hệ, đặc biệt là khí hư bất thường. Dấu hiệu đặc trưng của nhiễm nấm Candida Albicans là khí hư màu trắng đục, vón cục, bết dính như bã đậu, đôi khi có mùi hôi,
Nấm Candida có nguy hiểm không
Bệnh nhiễm nấm Candida nhìn chung không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có gây trở ngại đến cuộc sống hằng ngày của chị em. Chưa hết nó có thể gây nên biến chứng thành một số bệnh khác như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm tử cung…
Nếu không chữa dứt điểm, bạn có thể bị viêm vùng chậu do nấm lan ngược lên trên với các bệnh thường thấy như viêm vòi trứng, viêm ống dẫn chứng, viêm buồng trứng… Nguy hiểm có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng phải cắt bỏ và vô sinh.
Vì thế, nếu nghi nhiễm nấm từ những dấu hiệu tôi đã nói, các bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám chữa và điều trị dứt điểm.
Cách chữa nấm Candida
Để điều trị nấm Cadida âm đạo. Trong y khoa hiện đại có hai phương pháp mà tôi khuyên các bạn nên áp dụng.
Dùng thuốc
Khi xét nghiệm phát hiện thấy vi khuẩn nấm, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thuốc cho bạn, bao gồm thuốc uống, thuốc đặt và dung dịch vệ sinh. Thông thường thuốc đặt sẽ chuyên trị nấm, thuốc uống giúp tăng cường sức đề kháng. Lưu ý phải điều trị theo đúng lộ trình của bác sĩ để bệnh không tái phát.
Phương pháp xâm lấn
Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bạn dùng phương pháp ánh sáng xanh, đốt điện cao tần hoặc áp lạnh. Phương pháp này đạt được hiệu quả nhanh nhưng chi phí cao.
Ngoài ra còn có một số phương pháp chữa nấm âm đạo bằng phương pháp dân gian mà tôi sẽ chia sẻ cho các bạn để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Nhưng dù sao phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên tốt hơn hết các bạn nên giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng và khám bệnh ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Chữa viêm ấm đạo do nấm bằng phương pháp dân gian.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!