5 cách hiệu quả nhất chữa nhiệt miệng cho trẻ
Nhiệt miệng là gì?
Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng: Nhiệt miệng là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nướu răng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Biểu hiện trẻ bị nhiệt miệng cũng sẽ như người lớn là viêm loét vùng niêm mạc bởi các vết thương nông. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần. Tuy nhiên, bệnh lại rất dễ tái phát và gây khó chịu ở con trẻ.
Những nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Nhiệt miệng là một loại bệnh trẻ em rất phổ biến, những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu cho các con.
Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như
- Bé bị bệnh, mệt mỏi hoặc bị căng thẳng.
- Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ em.
- Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.
- Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.
Các triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em thường gặp
Trong lần đến với phòng khám của tôi, chị Vân (Hà Nội) chia sẻ: “Con tôi năm nay tròn một tuổi, dạo này bé rất biếng ăn và hay quấy mẹ. Tôi có kiểm tra thì thấy trong miệng con có các nốt màu vàng có viền đỏ rất giống với nhiệt miệng”.
Khi nghe miêu tả những dấu hiệu đó, tôi kết luận bé nhà chị Vân đã bị nhiệt miệng. Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ gây đau đớn, thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện.
Bên cạnh đó, con trẻ còn có những dấu hiệu sau:
- Sốt đột ngột
- Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng
- Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu
- Đau trong miệng
- Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn
Những phương pháp chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất cho trẻ
Chị Vân cũng chia sẻ: “Tôi rất lo lắng vì chưa biết cách nào để chữa nhiệt miệng cho bé vì con còn quá nhỏ”. Nỗi băn khoăn của chị Vân cũng là vấn đề chung của rất nhiều bà mẹ trẻ trong việc chữa nhiệt miệng an toàn cho bé.
Sau đây, tôi sẽ giới thiệu cho các bậc cha mẹ 5 cách hiệu quả để chữa trị cho con trẻ bị nhiệt miệng. Đây được đánh giá là những phương pháp đơn giản, dễ làm mà hiệu quả.
Mật ong
Khi bị nhiệt miệng, các mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho con ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng.
Vì mật ong có hương thơm và vị ngọt nên rất hấp dẫn nên chắc chắn bé sẽ không phản đối việc làm này của mẹ.
Tuy nhiên, một điều hết sức lưu ý đó là phương pháp dùng mật ong trị nhiệt miệng không được áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc cho bé. Trong mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum. Bào tử này khi vào cơ thể sẽ sản sinh độc tố Botulism. Với người lớn, sức đề kháng và khả năng đào thải độc tố tốt thì bào tử không gây tác động gì đáng kể. Tuy nhiên, với trẻ em, chức năng gan, thận chưa hoàn chỉnh nên độc tố này khi xâm nhập vào máu dù với liều lượng rất nhỏ cũng có thể làm tê liệt hô hấp thậm chí gây tử vong.
Vì vậy, các mẹ có thể tham khảo những biện pháp khác chữa nhiệt miệng cho trẻ mà tôi sẽ chia sẻ sau đây.
Ngậm chất chát
Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên có tác dụng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng nhanh chóng.
Các mẹ không cần tìm kiếm ở đâu xa bởi có những chất chát lành tính, dễ kiếm trong tự nhiên, ví dụ: nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh,vỏ xoài…Cho bé ngậm một ngụm nước chất chát (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, bé sẽ đỡ nhiều.
Uống nước khế chua
Khế chua là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Các mẹ có thể áp dụng thử bài thuốc đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này: Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, có thể cho chút ít đường phèn nếu con không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Nước cam, chanh
Bản thân nước vắt từ cam, chanh không đặc trị nhiệt miệng. Tuy nhiên, những loại quả này chứa hàm lượng Vitamin C cao nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp các con tránh những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng).
Các mẹ có thể cho bé uống 1 ly nước chanh, cam vắt mỗi ngày. Lưu ý, các mẹ không nên cho con uống nước này khi đói vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới dạ dày, khiến con cảm thấy cồn cào, khó chịu.
Lá rau ngót hoặc lá nhọ nồi
Theo Đông y, lá và rễ rau ngót/ nhọ nồi đều có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Các mẹ lấy lá, rửa sạch rồi giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Cách phòng nhiệt miệng cho trẻ
Theo tôi, ngay từ đầu các mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng nhiệt miệng cho trẻ. Đặc biệt, nên tránh các hoạt động làm tổn thương niêm mạc miệng ở trẻ nhất là khi đánh răng hay ăn uống.
Các mẹ có thể nhắc nhở trẻ hoặc cùng giúp con thực hiện một số việc đơn giản sau:
- Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
- Tránh ăn uống quá khuya
- Tập thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày
- Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước
- Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày
Trẻ bị nhiệt miệng không phải phải là bệnh lý nguy hiểm, chỉ cần các mẹ kiên trì áp dụng những cách mà tôi chia sẻ ở trên, bé có thể tự khỏi mà không cần đi viện, dùng thuốc. Hầu hết, các phương pháp đều từ nguyên liệu tự nhiên nên tôi hy vọng sẽ cung cấp thêm kiến thức trong sổ tay chăm sóc sức khỏe cho bé cho các bậc cha mẹ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!