Cảm cúm khi mang thai: dấu hiệu, biến chứng và cách điều trị
Nhiều người thường xem nhẹ cảm cúm vì nghĩ đó chỉ là một căn bệnh thông thường. Tuy nhiên nếu phụ nữ bị cảm cúm khi mang thì lại là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cảm cúm là gì?
Cảm cúm là tình trạng bạn bị nhiễm virus đường hô hấp trên, gồm mũi và cổ họng. Đây là một bệnh rất phổ biến mà mọi người từng mắc phải. Thông thường một người trung bình sẽ bị cúm 2-3 lần một năm. Tần suất này sẽ cao hơn ở những người có sức đề kháng yếu.
Bệnh sẽ kéo dài khoảng 7-10 ngày. Với người khỏe mạnh bình thường thì bệnh sẽ bình phục hoàn toàn, nhưng có nhiều trường hợp tôi gặp có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong.
Tôi lưu ý những người nằm trong nhóm sau đây sẽ có nguy cơ bị cảm cúm cao hơn người bình thường, và dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm.
-
Người có hệ miễn dịch yếu.
-
Trẻ dưới 5 tuổi.
-
Người già.
-
Phụ nữ đang mang thai. Trường hợp này hết sức lưu ý vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
-
Người béo phì.
-
Người mắc các bệnh về đường hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi… bệnh tim, thận, tiểu đường…
Dấu hiệu cảm cúm khi mang thai
Tôi lưu ý các bạn là cảm cúm khác với cảm thông thường. Cảm cúm thường có những dấu hiệu rất đặc trưng sau đây.
-
Sốt cao 38-39 độ.
-
Cảm giác ớn lạnh, rét run.
-
Đâu nhức đầu.
-
Mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ bắp.
-
Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.
-
Ho khan hoặc ho có đờm.
-
Ăn không ngon miệng.
-
Nhạy cảm với ánh sáng.
Những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong khoảng 3-5 ngày đầu, sau đó thì giảm dần. Bệnh kéo dài khoảng 7-10 ngày nhưng một số trường hợp bệnh nhân của tôi bệnh kéo dài đến hơn 2 tuần, thậm chí là 3 tuần. Tất cả đều do sức đề kháng của mỗi người.
Những dấu hiệu điển hình của cảm cúm
Trong khi đó cảm thông thường thì chỉ có biểu hiện đau họng, sốt nhẹ hoặc không sốt. chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho, bệnh sẽ khỏi sau một tuần mà không để lại biến chứng.
Triệu chứng của hai bệnh này khá giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn. Đối với phụ nữ mang thai, nếu các bạn gặp phải bất kì dấu hiệu bất thường nào, kể cả là dấu hiệu cảm thông thường hay cảm cúm thì phải đến cơ sở y tế để khám chữa. Vì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.
Cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không?
Cảm cúm khi mang thai có nguy hiểm không là câu hỏi tôi thường nhận được từ bệnh nhân của mình. Mọi người cần ý thức được rằng phụ nữ khi mang thai nếu mắc phải bất kì bệnh gì cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Riêng với cảm cúm, bệnh cực kì nguy hiểm với thai nhi nên các bạn không được phép xem nhẹ.
Dị tật thai nhi
Virus cúm có thể gây dị tật thai nhi. Khi bạn bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể bạn bị gián đoạn, sinh ra độc tố và ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của thai nhi.
Có trường hợp nguy hiểm hơn tôi đã gặp là chất độc qua nhau thai sẽ xâm nhập vào thai nhi, gây ra những dị tật bẩm sinh như vô não, tụ huyết não, dị dạng, đầu nhỏ, sứt môi…
Sinh non, sảy thai
Sốt cao sẽ kích thích tử cung của người mẹ co bóp mạnh, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Hiện tượng sảy thai xảy ra nhiều ở những người bị cúm khi mang thai 3 tháng đầu. Trong những tháng cuối, nguy cơ sinh non sẽ cao hơn.
Nếu trong khi bị cảm cúm, các bạn cảm nhận được những cơn đau bụng và co thắt tử cung thì bạn phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Như vậy, tưởng như cảm cúm chỉ là một căn bệnh đơn giản nhưng lại nguy hiểm không ngờ đối với mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, tốt nhận các bạn hãy chủ động phòng bệnh cảm cúm để bảo vệ sức khỏe cho mình và em bé.
Điều trị cảm cúm khi mang thai
Tôi lưu ý các bạn, cảm cúm là do virus gây ra các vấn đề với đường hô hấp trên, vì thế các bạn khôn dùng kháng sinh để điều trị. Cảm cúm thông thường thì không để lại hậụ quả nghiêm trọng, các bạn chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, và có thể sử dụng thuốc cho bà bầu để điều trị triệu chứng nếu cần.
Khi bị cảm cúm, các bạn không được tự ý điều trị mà phải đến cơ sở y tế để khám chữa và bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn loại thuốc phù hợp. Ngay cả những phương pháp điều trị cảm cúm bằng dân gian trước nay được xem là an toàn với bà bầu cũng không được tự ý điều trị.
Tôi đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý dùng thuốc để điều trị cảm cúm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng là nhiễm độc, dị tật thai nhi và thậm chí là sảy thai. Tôi đưa ra một số loại thuốc các bạn tuyệt đối không được sử dụng, đó là:
-
Thuốc chống virus gây nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Các loại thuốc như Relenza, Flumadine, Tamiflu, Symmetrel.
-
Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi.
-
Chất ức chế ho Dextromethorphan và tiêu đờm guaifenesin thường thấy trong siro chữa cảm lạnh, ho, cảm cúm. Những tài liệu tôi nghiên cứu có nói chất gây biến chứng thai nhi ở động vật.
Vì thế các bạn phải hết sức lưu ý khi dùng thuốc. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy tôi khuyên các bạn nên chú ý tới việc phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Phòng tránh cảm cúm khi mang thai
Rửa tay thường xuyên
Xà phòng có tác dụng rửa trôi bụi bẩn và vi khuẩn trên cơ thể bạn. Việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và chất diệt khuẩn sẽ giúp bạn bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Đặc biệt phải rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi xe bus, cầm nắm các vật không vệ sinh và nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Đeo khẩu trang
Khẩu trang là vật dụng bảo vệ sức khỏe quen thuộc của mọi người. Sử dụng khẩu trang các bạn không chỉ chống nắng, bảo vệ da mặt và bộ phận hô hấp như mũi, miệng… thì khẩu trang còn giúp ngăn cản bụi, vi khuẩn và các tác nhân gây hại như tia cực tím. Từ đó giúp các bạn phòng chống được các căn bệnh hô hấp, đặc biệt là cảm cúm.
Không để cơ thể bị lạnh
Cảm cúm thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ giảm, độ ẩm không khí cao, hoặc khi sử dụng điều hòa sẽ làm cơ thể bạn bị nhiễm lạnh và nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm sẽ cao.
Vì vậy tốt nhất các bạn nên giữ âm cơ thể mình, đặc biệt là mũi, miệng, cổ, tay chân. Các bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ lạnh như kem, nước đá, cũng dễ làm viêm nhiễm hệ hô hấp và nguy cơ cảm cúm.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Phụ nữ mang thai nên tăng cường dinh dưỡng trong chế độ ăn hằng ngày và nghỉ ngơi nhiều hơn. Tăng cường dinh dưỡng vừa giúp các bạn bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi, vừa giúp chính mình tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Các bạn nên bổ sung nhiều vitamin và các khoáng chất. Tôi có một lời khuyên là các bạn nên bổ sung thêm tỏi trong khẩu phần ăn hằng ngày vì đây là một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt.
Những biện pháp phòng tránh cảm cúm khi mang thai
Ngoài ra cũng có một số thực phẩm tốt cho việc điều trị cảm cúm ở bà bầu như tía tô, hành lá, và một số loại lá cây dùng xông hơi rất tốt. Nhưng lựa chọn cách điều trị nào thì các bạn cũng phải thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!