7 cách điều trị tắc tia sữa tại nhà hiệu quả
Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ có sức đề kháng và sự phát triển tốt hơn so với trẻ được nuôi sữa ngoài, tuy nhiên có nhiều mẹ nuôi con lần đầu thường gặp phải vấn đề tắc tia sữa do chưa có kinh nghiệm.
Vì thế bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những vấn đề về tắc tia sữa mà rất nhiều chị em gặp phải, tôi cũng sẽ đưa ra những bài thuốc và phương pháp chữa trị tắc tia sữa mà các bạn có thể tham khảo.
Nguyên nhân tắc tia sữa
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, tôi cũng thấy mừng vì có nhiều bà mẹ đã biết đề cao việc nuôi con bằng sữa mẹ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Nhưng nhiều người lại không biết đến nguyên nhân của việc tắc tia sữa khiến trẻ bỗng nhiên bị mất đi nguồn dinh dưỡng chính.
Tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu, sữa được tạo ra ở nang sữa rồi đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú bằng các ống dẫn. Vì một lí do nào đó mà một hoặc nhiều ống dẫn sữa này bị tắc khiến sữa không thể chảy ra ngoài, trong khi sữa bên trong vẫn tiếp tục được sản sinh ra, gây chèn ép lên mô vú và các ống dẫn sữa khác.
Điều này khiến cho tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng nếu các bạn để lâu, dần dần bầu ngực của bạn trở nên căng cứng, đau nhức, có thể bị viêm, hình thành ổ áp xe và nhiễm trùng.
Cấu tạo bầu vú và cơ chế tiết sữa
Tôi xin đưa ra những nguyên nhân khiến ống dẫn sữa bị tắc tắc ở phụ nữ đang cho con bú như sau:
-
Do mẹ không cho bé bú sớm, bú liên tục nên sữa bị ứ đọng dân đến bít tắc ống dẫn sữa.
-
Đặc điểm của sữa mẹ là loãng ban đầu và đặc dần về sau, nên mỗi lần cho bé bú, nếu mẹ không cho bé bú hết hoặc không vắt phần sữa còn thừa ra thì sữa rất dễ bị vón cục và tắc tia sữa.
-
Do mẹ không vệ sinh vú sạch sẽ sau mỗi lần cho bé bú khiến vi khuẩn xâm nhập và làm tắc ống dẫn sữa. Trường hợp nặng viêm nhiễm lan rộng và mưng mủ, nếu không can thiệp kịp thời thì có thể bị hoại tử và phải cắt bỏ mô vú.
-
Nếu sức khỏe, tâm trạng của người mẹ không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa và có thể gây tắc tuyến sữa.
-
Việc các bạn mặc áo quá chật, xoa bóp ngực, nặn, hút sữa không đúng cách, gây chèn ép lên ngực cũng là nguyên nhân khiến tuyến sữa bị tắc.
Những lưu ý khi cho con bú
Nguyên nhân của việc bị tắc tia sữa hầu hết là do mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc cho con bú, vì vậy tôi có một vài lời khuyên cho các bạn khi nuôi con bằng sữa mẹ để không bị tắc tia sữa như sau.
-
Luôn vệ sinh núm vú thật sạch, nhất là trước và sau khi cho con bú. Các bạn dùng một khăn mềm, thấm nước muối sinh lý ấm, lau nhẹ nhàng núm vú và những vùng xung quanh. Cho con bú xong cũng phải lau sạch như vậy.
-
Sau khi con bú xong, nếu vẫn còn sữa thì các bạn phải dùng máy hút sữa hút sạch sữa còn lại và cho vào chai, bảo quản kĩ. Đây là việc rất quan trọng vừa giúp sữa về nhiều hơn, vừa giúp bạn không bị tắc tia sữa.
-
Day đều ngực sau để thông tia sữa sau khi sinh hoặc khi có dấu hiệu tắc.
-
Các bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp để có nhiều sữa cho con bú.
-
Luôn giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi có thể làm ảnh hưởng đến việc tạo sữa của mẹ.
Những lưu ý khi cho con bú để không bị tắc sữa
Điều trị tắc tia sữa
1. Lá đinh lăng
Theo kinh nghiệm của nhiều người truyền tai, các bạn lấy một nắm lá đinh lăng, không già hay non quá, về rửa sạch, sao vàng hạ thổ đem đun lấy nước. Nước đinh lăng rất dễ uống, có tác dụng giúp sữa về nhiều hơn, thơm hơn.
2. Nước xơ mướp
Các bạn kiếm một xơ mướp già, khô, bỏ vỏ và hạt, lấy 10 gai bồ kết, 1 củ hành (có thể dùng hành tươi hoặc khô đều được). Các bạn cho tất cả vào nồi, thêm 2 bát nước vào đun đến khi nước cạn còn khoảng một bát thì rót ra chờ nguội rồi uống.
Mỗi ngày uống một lần như trên, uống khoảng 2-3 ngày sẽ có tác dụng. Một mẹo nhỏ trong phương pháp này là các bạn dùng một chiếc lược sạch, chải từ trên xuống đầu vú nhiều lần rồi dùng máy hút sữa, tia sữa sẽ nhanh chóng được thông.
3. Dùng lá mít
Các bạn hái khoảng một nắm lá mít có kích thước to, theo dân gian truyền lại thì các bạn dùng 9 lá mít cho mỗi bầu ngực, lá mít đem rửa sạch rồi hơ nóng, sau đó áp lên bầu ngực, không đặt lên núm vú, dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống để sữa về. Khi sữa chảy ra các bạn nên hút hoặc cho bé bú ngay.
4. Lá bắp cải
Các bạn mua bắp cải cỡ lớn về, tách lá rửa sạch để ráo nước, có thể cắt bớt phần lá mềm và sử dụng phần cọng cứng hơ trên lửa cho thật nóng. Các bạn xếp một lớp khăn mỏng lên ngực rồi đặt lá bắp cải lên trên, xoa bóp cho sức nóng từ lá bắp cải lan tỏa khắp bầu vú.
Cách điều trị tắc tia sữa tại nhà
5. Xôi nếp
Các bạn nấu xôi nếp, khi xôi vẫn còn nóng bọc vào khăn vải mềm chườm lên bầu ngực đến khi nguội. Các bạn thực hiện ngày 2-3 lần, làm trong vài ngày đến khi thấy hiệu quả.
6. Dùng hành tím
Các bạn dùng một củ hành tím, cắt thành lát mỏng rồi đặt lên ngực, không đặt lên núm vú, dùng khăn mềm băng lại, kết hợp với massage ngực, sau khoảng 4 ngày thì sữa sẽ về.
Trên đây là một số mẹo điều trị tắc sữa bằng dân gian, mặc dù chưa được kiểm chứng bằng khoa học nhưng thực tế đã có nhiều người áp dụng và thành công. Tôi sưu tầm lại và chia sẻ lên đây vì biết đâu những phương pháp này sẽ hữu ích với các bạn.
Bên cạnh các bài thuốc dân gian trên các bạn có thể áp dụng đồng thời cách day ép bằng tay để tạo áp lực làm tan sữa đông, kích thích sữa mau về.
7. Day, ép bằng tay.
Động tác này sẽ có tác động trực tiếp bên bầu vú và các tia sữa bên trong. Các bạn dùng một tay để ép lên bầu ngực hoặc dùng hai tay để ép vào nhau. Các bạn vừa ép vừa day sẽ làm tan các cục sữa đông kết.
Các bạn day ép trong mức độ đau có thể chịu đựng được, day theo vòng tròn khoảng 20-30 lần rồi làm ngược lại. Phải thực hiện nhiều lần trong ngày mới đạt được hiệu quả.
Tôi lưu ý các bạn phải day ép tức là dùng một lức lớn chứ không phải xoa thì mới có đủ tác động đến các cục sữa đông, làm tan hoặc làm thay đổi vị trí của chúng. Cũng chỉ nên ép trong mức độ đau chịu đựng được, nếu làm mạnh tay, thô bạo sẽ gây đau đớn mà hiệu quả không hẳn đã tốt hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!