Bài tập Kegel – phương pháp điều trị sa tử cung nhanh chóng, hiệu quả không tốn một xu
Sa tử cung là gì?
Trước khi đi vào câu chuyện được chia sẻ bởi độc giả, tôi sẽ nói qua về sa tử cung thường gặp ở chị em, nhất là những người lớn tuổi.
Các bạn hãy hình dung, tử cung là một bộ phận được cấu tạo bởi lớp cơ rất dày, có nhiệm vụ là nơi cư trú của em bé. Sau mỗi lần sinh, tử cung sẽ lớn hơn một chút. Hai bên tử cung có dây chằng, do một nguyên nhân nào đó ví dụ như sinh con, hoạt động nặng mà dây chằng này bị lỏng, khiến tử cung bị sa xuống âm đạo.
Có ba cấp độ sa tử cung là:
-
Cấp độ 1. Tử cung sa xuống thập thò ở âm đạo.
-
Cấp độ 2. Tử cung sa sâu xuống, nằm trong âm đạo.
-
Cấp độ 3. Tử cung nằm ngoài âm đạo.
Hiện tượng sa tử cung ở phụ nữ
Nguyên nhân sa tử cung là do sinh nở nhiều, từng bị sảy thai, khó sinh, rặn đẻ lâu, từng phẫu thuật tử cung, làm việc nặng nhọc, không kiêng cữ sau khi sinh, táo bón, ho mãn tính, hay nhịn tiểu, ngồi xổm nhiều… Đều là nguyên nhân có thể dẫn đến sa tử cung.
Khi bị sa tử cung thì có những cách điều trị chủ yếu là tập luyện, massage, dùng thuốc hoặc đặt vòng hỗ trợ cố định tử cung đối với trường hợp nhẹ. Còn trường hợp nặng là khi tử cung đã nằm ngoài âm đạo thì cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ để tránh dẫn đến những biến chứng.
Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng của sa tử cung.
Bài viết dưới đây của chị Hồng Nhung gửi về cho blog với những chia sẻ về cách điều trị sa tử cung bằng phương pháp tự nhiên. Mời các bạn cùng theo dõi.
Chào mọi người
Mình là Hồng Nhung, năm nay 37 tuổi, mình đã có ba cháu nhỏ các cháu lần lượt là 13, 10 và 3 tuổi. Các cháu đều khỏe mạnh và phát triển bình thường. Mình nghe các cụ nói đẻ nhiều con là dễ bị sa tử cung vì cả mẹ và các bà mình đều bị.
Bà ngoại có tất cả 6 người con, bà nội có 8 người, còn gia đình mình có 4 anh chị em. Mẹ mình nói là do quá trình rặn đẻ thì dạ con theo sức rặn cũng bị xô ra ngoài dẫn đến bị sa dạ con. Mẹ mình hiểu nôm na là vậy và bà bảo thế hệ trước các bà các mẹ ai cũng bị hết vì sinh nhiều con.
Mình cũng hơi lo lắng thế là lên mạng tìm hiểu về triệu chứng sa tử cung thì thấy mình có mấy dấu hiệu giống thật. Mình xin tóm tắt những biểu hiện đó lên đây dể mọi người cùng biết.
Mình thường hay đau bụng lâm râm, khó tiểu, nhiều khi còn ra nước tiểu không kiểm soát khi ho hoặc hắt hơi, hoặc cười lớn. Nhiều khi đau bụng đi ngoài mà hay bị táo bón, rất khó đi. Đặc biệt là khi quan hệ vợ chồng thì không thấy khoái cảm gì hết.
Cũng hơi lo lắng vì mình sinh tận 3 đứa con liền (mẹ mình sinh 4 đứa cũng bị sa tử cung rồi). Thế là mình đến bệnh viện khám thì đúng là bị sa tử cung thật. Bác sĩ chẩn đoán mình bị sa tử cung cấp độ 1, tức là vẫn còn nhẹ, tử cung mới chỉ bị tụt xuống, hơi thập thò ở âm đạo thôi. Thế nên mỗi khi sinh hoạt vợ chồng mình mới không cảm nhận được gì hết.
Mới ở cấp độ nhẹ nên bác sĩ chưa cho mình phẫu thuật, cho một vài thứ thuốc gì đó để uống mình cũng không nhớ nữa và đặc biệt là một bài tập rất hữu hiệu.
Mình về nhà uống thuốc trong 2 tuần những không thấy đỡ gì hết, vẫn hay đau bụng với khó tiểu… Lúc đó mình cũng kết hợp cả bài tập bác sĩ bảo, nhưng nghe bác sĩ nói phải tập kiên trì trong thời gian dài mới có hiệu quả. Đúng sau 1 tháng thì mình thấy không còn đau tức bụng nữa, không bị đi tiểu mất kiểm soát nữa, và chuyện chăn gối cũng dần có cảm giác hơn.
Thế là mình kiên trì tập thêm 1 tháng nữa. Sau này chồng mới bảo mình có gì khang khác mà mình chả hiểu vì sao. Về sau lên mạng tìm hiểu mới biết bài tập mà bác sĩ hướng dẫn cho mình là bài tập cho phụ nữ sau sinh chống sa tử cung và đồng thời cũng thu hẹp âm đạo.
Bài tập này rất đơn giản, vì vậy mình chia sẻ lên đây để chị em nào bị sa tử cung có thể tham khảo và điều trị, đỡ phải dùng thuộc hay phẫu thuật tốn kém.
Bài tập Kegel
Khi tập bài tập này, mình cần xác định vị trí cơ Kegel. Khi chúng ta thít chặt cùng cơ dưới hai chân, giữa âm đạo và hậu môn (giống như khi nhịn tiểu) thì vùng cơ thít lại đó chính là cơ Kegel. Khi tập mình thường nằm thẳng, hai tay duỗi thẳng, thực hiện thít chặt cơ Kegel lại.
Bài tập Kegel giúp điều trị sa tử cung hiệu quả
Theo lời bác sĩ nói thì không nên tập cơ này quá lâu hoặc khi buồn tiểu sẽ khiến cơ này bị yếu đi. Vậy nên ban đầu tập, chỉ thắt cơ trong 2-3 giây, sau đó tăng thành 5 giây. Mỗi lần thắt cơ như vậy mình lại nghỉ 10 giây. Đếm đến 10 rồi lặp lại. Lặp lại bài tập này 10 lần. Mỗi ngày tập 3-4 lần.
Bài tập này dễ nên mình khá kiên trì tập. Hơn nữa không nhất thiết phải nằm, có thể tập khi đang ngồi cũng được, sau 1 tháng thì bắt đầu có tiến triển. Sau hai tháng mình đi kiểm tra lại thì tử cung cũng đã dần co lên, hơn nữa âm đạo cũng hẹp hơn so với hồi sinh bé thứ ba xong, vì thế mà chuyện vợ chồng cũng có nhiều cảm xúc hơn.
Ban đầu khi biết có nhiều trường hợp bị sa tử cung phải cắt bỏ tử cung mình cũng hơi lo lắng. Nhưng cũng may tình trạng bệnh của tôi cũng nhẹ nên chỉ cần áp dụng phương pháp Kegel là có hiệu quả ngay.
Nếu chị nào cũng bị sa tử cung thì hãy chịu khó luyện tập theo phương pháp trên nhé, hiệu quả bất ngờ luôn.
Cảm ơn mọi người đã lắng nghe chia sẻ của mình.
Hồng Nhung, 37 tuổi, Hà Nội.
Cảm ơn chia sẻ của bạn Hồng Nhung!
Tôi xin nói thêm vài điều về bài tập Kegel. Nguồn gốc của bài tập này là vào năm 1948, một bác sĩ tên Kegel đã sáng tạo ra bài tập dành cho vùng xương đáy và xương chậu. Bác sĩ thấy các cơ vùng chậu gắn với xương chậu và giống như một cái võng ôm lấy các cơ quan vùng chậu.
Bài tập Kegel là để kích thích các cơ, chủ yếu là cơ vùng đáy chậu, giữa âm đạo và hậu môn. Bài tập giúp cơ quan sinh dục của phụ nữ được săn chắc hơn, tạo nhiều khoái cảm hơn khi quan hệ tình dục. Từ đó tên Kegel được đặt cho loại cơ và bài tập này.
Ngoài bài tập Kegel bạn có thể tập một biến thể của nó là Kegel pull-in. Bạn nằm thẳng, sau đó căng cơ vùng mông để đưa chân lên trên, duỗi thẳng và đưa vào trong. Giữ tư thế này trong vòng 5 giây rồi hạ xuống. Lặp lại 10 lần liên tiếp. Ngày thực hiện 3-4 lần cũng mang lại hiệu quả trong việc cải thiện vùng kín và sa tử cung.
Bài tập Kegel Pull In cũng rất hữu ích trong điều trị sa tử cung
Một số lưu ý tôi nhắc các bạn khi tập bài tập Kegel như sau:
-
Bài tập Kegel có thể nằm hoặc ngồi để tập như.
-
Lưu ý phần cơ mông và bụng phải được thả lỏng khi tập, bạn có thể đặt tay lên bụng để kiểm tra xem bụng đã thả lỏng hay chưa.
-
Chỉ tập trung vào cơ sàn chậu, không căng các cơ mông, đùi, bụng, lưng…
-
Không nhịn tiểu nhiều lần để xác định cơ Kegel vì có thể gây bệnh đường tiết niệu.
-
Đi tiểu trước khi tập, nếu không bạn sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí nước tiểu có thể rò rỉ trong khi tập.
-
Hãy hít thở đều và thư giãn trong khi tập để đạt được hiệu quả.
-
Nếu lưng và bụng cảm thấy đau thì có nghĩa bạn đang tập sai cách, hãy xem lại hướng dẫn xem bạn đã sai ở đâu và tập lại từ đầu.
-
Phụ nữ mang thai có thể luyện bài tập Kegel để việc chuyển dạ dễ dàng hơn.
Khi bị sa tử cung, các bạn có thể điều trị bằng thuốc, dụng cụ đặt vòng hỗ trợ cố định tử cung, massage, bài luyện tập hoặc phẫu thuật cắt bỏ tử cung đối với trường hợp nặng. Các bạn có thể tham khảo thêm bài chia sẻ về các phương pháp chữa sa tử cung. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!
Xem thêm: Các phương pháp điều trị sa tử cung hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!