Những điều bạn cần biết để bảo vệ mình khỏi ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là gì
Ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô tử cung, các tế bào ung thư phát triển rồi nhân lên nhanh chóng tạo thành khối u. Khi ung thư đã vào giai đoạn cuối, khối u sẽ di căn gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo tài liệu tôi tìm hiểu thì trung bình, cứ 20 phụ nữ bị ung thư cổ tử cung thì có 11 người tử vong. Vì vậy các bạn không được xem nhẹ căn bệnh này.
Hình ảnh mô phỏng ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân ung thư cổ tử cung
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến ung thử cổ tử cung. Trong đó phổ biến nhất là do HPV – một loại virus có tên Human Pappiloma, virus này lây qua đường tình dục. Các bạn đừng nên chủ quan vì nó có thể lây nhiễm khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn. Nếu bạn đã từng quan hệ thì bạn đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung có thể xảy đến với bất kì ai, bạn sẽ có nguy cơ cao bị mắc ung thư cổ tử cung nếu có những điều sau đây:
-
Bạn từng quan hệ tình dục trước năm 20 tuổi.
-
Quan hệ không lành mạnh với nhiều người.
-
Có quan hệ với bạn tình bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
-
Từng bị mắc bệnh phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
-
Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, chế độ ăn uống luyện tập không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Triệu chứng ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ ở độ tuổi 30-59, thường gặp nhất là từ 48-52 tuổi. Tuy nhiên ung thư tiền xâm lấn có thể xảy ra từ cách đó 10-15 năm, tức là khi bạn ở độ tuổi 20-30 tế bào tiền ung thư đã bắt đầu xuất hiện rồi. Đây được gọi là tân sinh trong biểu mô tử cung – Cervical Intraepithelia Neoplasia – CIN, những thay đổi này trong lớp niêm mạc của cổ tử cung có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Theo thời gian những tổn thương này sẽ phát triển trở thành ung thư xâm lấn nếu không phát hiện và điều trị sớm. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để xác định xem mình có gặp vấn đề gì về bệnh phụ khoa nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng hay không.
Bị đau vùng chậu
Bạn thường cảm nhận thấy những cơn đau bất thường ở vùng chậu. Những cơn đau này có thể là do bạn tới chu kì kinh nguyệt và bị chuột rút dẫn tới đau vùng chậu. Nhưng nếu những ngày bình thường bạn cung thấy đau nhức vùng chậu thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư cổ tử cung hoặc bệnh phụ khoa khác.
Khí hư bất thường
Nếu khí hư có màu xanh vàng như mủ, ra nhiều lẫn cả máu và có mùi khó chịu… thì có thể bạn bị mắc bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung…
Ra máu bất thường
Nếu bạn bị chảy máu bất thường mà không phải chu kì kinh nguyệt thì nên cảnh giác. Rất có thể âm đạo của bạn đã bị tổn thương dẫn đến xuất huyết, chảy máu. Mức độ chảy máu của mỗi người là khác nhau, và cũng có nguyên nhân chảy máu khác nhau như rối loạn kinh nguyệt, mang thai, mắc bệnh phụ khoa hoặc rất có thể bạn bị ung thư cổ tử cung.
Rối loạn kinh nguyệt
Chu kì kinh nguyệt thông thường của chị em là 25-35 ngày, nhưng nếu đã bước vào tuổi trưởng thành mà chu kì hàng tháng của bạn không đều nhau, tháng dài, tháng ngắn, tháng ra nhiều kinh nguyệt, tháng lại ra ít thì rất có thể chức năng buồng trứng của bạn đang gặp vấn đề. Nguyên nhân của nó rất có thể do ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác, bạn không được coi thường dấu hiệu này.
Bị thiếu máu
Thiếu máu có thể xảy ra với người bị ung thư cổ tử cung vì các tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm sút. Thiếu máu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng, mất cảm giác ngon miệng và sút cân không rõ nguyên nhân.
Đi tiểu bất thường
Mặc dù đi tiểu là một hoạt động trong quá trình bài tiết, không liên quan đến hệ tiêu hóa nhưng đây cũng là dấu hiệu các bạn cần lưu ý. Nếu đi tiểu không kiểm soát khi hắt hơi, ho hoặc cười lớn thì có thể do bàng quang của bạn bị chèn ép hoặc do tế bào ung thư cổ tử cung đã di căn sang bộ phận khác.
Tôi nói thêm với các bạn, ở giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung không có triệu chứng rõ ràng, kể cả bác sĩ chuyên môn cũng khó phân biệt được triệu chứng của ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác vì chúng rất giống nhau. Vì vậy muốn xác định bạn có bị ung thư cổ tử cung hay không thì cần phải làm xét nghiệm để xác định chính xác nhất.
Phương pháp Pap Smear
Phương pháp Pap Smear – Phết tế bào cổ tử cung là phương pháp được áp dụng để sàng lọc ung thư, thường được sử dụng ngay khi phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Các bạn nên kiểm tra mỗi 1-3 năm một lần, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp này rất đơn giản và không đau, các tế bào bề mặt cổ tử cung sẽ được cào nhẹ, phết trong khi kiểm tra âm đạo, nếu phát hiện bất thường thì cổ tử cung sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi. Một số loại hóa chất sẽ được bôi lên cổ tử cung để phát hiện bất thường, những vùng bất thường sẽ được sinh thiết để phát hiện tế bào ung thư.
Nếu phát hiện ung thư cổ tử cung thì các bạn sẽ được chỉ định tiến hành những xét nghiệm tiếp theo để kiểm tra sự lan gần hoặc xa của tử cung. Những xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm phóng xạ: chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI vùng bụng và xương chậu. Kiểm tra xương chậu bạn sẽ phải gây mê toàn thân để xác định được mức độ của bệnh ung thư.
Biến chứng của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra nhiều biến chứng. Từ kinh nghiệm của bản thân và những trường hợp bệnh nhân tôi đã chứng kiến, ung thư cổ tử cung có thể để lại những biến chứng như suy thận, đau đớn dữ dội nếu ung thư xâm lấn đến các dây thần kinh, xương hay cơ bắp…
Cục máu đông xuất hiện khiến chân bạn bị sưng tấy đau nhức, thậm chí cục máu từ tĩnh mạch chân có thể đi đến phổi và ngăn chặn cung cấp máu đến phổi dẫn đến tử vong. Và vô số những biến chứng khác dẫn đến tử vong nếu ung thư di căn mà không điều trị kịp thời.
Cách điều trị ung thư cổ tử cung
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ thảo luận và đưa ra phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung cho các bạn.
Nếu bạn bị ung thư cổ tử cung tiền xâm lấn. Bác sĩ sẽ cắt bỏ khu trú phần niêm mạc bất thường trong cổ tử cung bằng thủ thuật nạo hay bóc tách. Nếu điều trị thành công tiền ung thư cổ tử cung thì có thể yên tâm bệnh ung thư cổ tử cung sẽ không gặp lại nữa.
Đối với ung tư cổ tử cung giai đoạn đầu thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung và các mô xung quanh và kết hợp xạ trị, hóa trị.
Với ung thư giai đoạn cuối thì không thể phẫu thuật, bạn sẽ được điều trị bằng hóa trị và xạ trị.
Các giai đoạn ung thư cổ tử cung
Điều trị ung thư cổ tử cung thường khá tốn kém, vậy nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, tôi sẽ đưa ra những lời khuyên để các bạn phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung cách tốt nhất là tiêm vacin HPV để ngừa ung thư phụ khoa, ngừa mụn cơm sinh dục và ung thư hậu môn cả nam lẫn nữ, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
Vacin sẽ có hiệu quả cao nhất khi tiêm ở độ tuổi 10-12. Phụ nữ ở độ tuổi 20-25 vẫn có thể tiêm nhưng hiệu quả vacin giảm đi 1,5 lần. Với phụ nữ đã quan hệ tình dục thì có thể tiêm nhưng phải làm xét nghiệm đã từng tiếp xúc với virus HPV hay chưa thì mới được tiêm, tuy nhiên hiệu quả không còn cao nữa.
Vacxin HPV là cách tốt nhất để phòng tránh ung thư cổ tử cung
Ngoài tiêm vacin bạn có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung bằng chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau xanh, nhiều vitamin A,E,C, ăn nhiều hoa quả, sữa chua… Không hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
Chế độ luyện tập, nghỉ ngơi hợp lí. Các bạn hãy luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ. Stress căng thẳng sẽ làm cho bệnh càng tiến triển nhanh hơn. Chơi thể thao, tăng cường vận động để đẩy mạnh hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Giữ vệ sinh vùng kín cũng như lối sống, quan hệ lành mạnh, sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ.
Tốt hơn hết, các bạn nên kiểm tra bằng Pap hằng năm để phát hiện những bất thường và dấu hiệu của ung thư để được điều trị sớm nhất. Vì phát hiện càng sớm, bệnh càng dễ điều trị. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!