Những lưu ý khi sử dụng miếng dán tránh thai
Trong những bài trước, tôi đã chia sẻ với các bạn về các biện pháp tránh thai hữu ích cho các chị em. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một biện pháp mà nhiều chị em còn chưa biết tới, đó là sử dụng miếng dán tránh thai. Các bạn hãy cùng theo dõi để biết được công dụng của miếng dán này.
Các biện pháp tránh thai thường dùng cho phụ nữ
Hôm nay tôi có một bệnh nhân cần tư vấn về biện pháp tránh thai, bệnh nhân của tôi vẫn còn rất trẻ, mới kết hôn và vẫn muốn kế hoạch. Tôi có tư vấn cho bạn một vài biện pháp như uống thuốc tránh thai hằng ngày, nhưng do công việc bận rộn nên bạn sợ sẽ quên không uống thuốc làm mất đi hiệu quả của phương pháp này.
Tôi tư vấn biện pháp tiếp theo là đặt vòng tránh thai, làm một lần nhưng có công dụng từ 3-5 năm. Nhưng bạn lại rất sợ phẫu thuật và đưa những vật thể lạ vào cơ thể vì sợ biến chứng hoặc cơ thể phản ứng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không cấy que tránh thai dưới cánh tay.
Tôi lại tư vấn tiếp là chọn phương pháp tiếp thuốc tránh thai định kì 3 tháng một lần. Nhưng bạn lại sợ tiêm, đặc biệt là tiêm bắp rất đau, cũng như công việc bận rộn nên sợ sẽ không nhớ lịch để đi tiêm.
Bạn gợi ý muốn chọn một biện pháp nào mà có thể chủ động làm tại nhà, thời gian tác dụng lâu, không sợ bị quên như uống thuốc và không phải tiêm hay phẫu thuật. Vậy là tôi tư vấn cho bạn cách dùng miếng dán tránh thai. Và bệnh nhân của tôi rất hài lòng với biện pháp này.
Một số biện pháp tránh thai phổ biến
Trước đó bệnh nhân của tôi không hề biết đến miếng dán tránh thai và thậm chí chưa từng nghe đến. Vì thế, nhân câu chuyện này tôi xin chia sẻ cho các bạn những điều cần biết khi sử dụng miếng dán tránh thai.
Xem thêm: 6 biện pháp tránh thai hiệu quả nhất cho phụ nữ.
Miếng dán tránh thai là gì
Miếng dán tránh thai là một miếng dán nhỏ có diện tích khoảng 4,5cm2, có màu be gần giống với màu da người để dán lên không bị lộ. Miếng dán này sẽ được dán lên một vị trí kín đáo trên cơ thể như phía trong cánh tay, lưng, bụng, mông… (không dán lên ngực). Miếng dán tránh thai rất đơn giản, tiện dụng và đạt hiệu quả cao nên được nhiều chị em sử dụng.
Miếng dán tránh thai là biện pháp đơn giản, hiệu quả được nhiều chị em sử dụng
Cơ chế hoạt động của miếng dán tránh thai
Nhiều chị em thắc mắc không hiểu một miếng dán nhỏ như vậy được dán ở ngoài da lại có công dụng tránh thai rất hữu ích? Tôi sẽ giải đáp cho các bạn hiểu như sau. Nhìn chung miếng dán tránh thai cũng có cơ chế hoạt động tương tự như thuốc tránh thai hay que cấy tránh thai. Tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn, cụ thể:
Miếng dán tránh thai có chứa hai hormone tổng hợp là progestin và estrogen. Khi được dán lên cơ thể, các hormone này sẽ thẩm thấu qua da, ngấm vào máu và phát huy tác dụng tránh thai.
Những hormone này sẽ làm thay đổi nội tiết trong cơ thể các bạn, ngăn cản sự phát triển và rụng trứng khiến trứng không thể thụ tinh. Đồng thời cũng làm tăng tiết chất nhầy cổ tử cung. Chất nhầy sẽ trở nên đặc quánh làm cho tinh trùng không thể bơi vào gặp trứng.
Ngoài ra hormone cũng có tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung, nên nếu trứng được thụ thai thì cũng không thể làm tổ.
Cách sử dụng miếng dán tránh thai
Khi tư vấn cho bệnh nhân tôi đều hướng dẫn rất chi tiết cách sử dụng miếng dán tránh thai. Tôi cũng chia sẻ cho các bạn đọc cùng biết cách sử dụng như sau:
Mỗi miếng dán tránh thai được sử dụng trong 1 tuần. Bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt (tức là ngày có kinh nguyệt), các bạn dán một miếng vào một vị trí kín đáo trên cơ thể (không dán lên ngực)
Sau một tuần, các bạn xé bỏ miếng dán đi và dùng một miếng khác. Bạn có thể thay miếng dán vào bất kì thời điểm nào trong ngày thứ 7.
Lặp lại như vậy 3 tuần. Đến tuần thứ 4 các bạn không dán nữa và sẽ có chu kì kinh nguyệt trong tuần này.
Cách sử dụng miếng dán tránh thai
Những lưu ý khi sử dụng miếng dán tránh thai
Nếu chẳng may miếng dán bị bong thì phải làm gì? Như tôi đã nói, cơ chế hoạt động của miếng dán tránh thai là các hormone sẽ thẩm thấu qua da vào máu và tác động trực tiếp lên cơ thể. Như vậy nếu miếng dán bị bong ra thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp này.
-
Nếu miếng dán bị bong ra trong vòng 24 giờ đổ lại, hãy dán ngay miếng dán này lại, hoặc thành bằng một miếng mới ngay tại vị trí miếng dán cũ.
-
Nếu bạn không biết miếng dán bị bong khi nào thì phải dừng ngay chu kì và bắt đầu một chu kì tránh thai mới.
Việc dán miếng tránh thai sớm hay muộn cũng ảnh hưởng tới chu kì và hiệu quả của việc tránh thai. Nếu dán miếng tránh thai muộn, các bạn hãy lưu ý những điểm sau đây:
-
Nếu bạn quên dán miếng tránh thai ở thời điểm bắt đầu một chu kì mới. Phải dán ngay miếng dán ngau khi nhớ ra. Tôi cũng khuyên các bạn nên áp dụng phương pháp tránh thai khác cùng với miếng dán trong thời gian 7 ngày của chu kì tránh thai mới.
-
Quên miếng dán vào giữa chu kì (tức tuần thứ 2, thứ 3). Nếu bạn quên miếng dán trong vòng 48 giờ thì hãy dán miếng mới ngay khi nhớ ra. Miếng dán tiếp theo được thay theo đúng ngày đã định.
-
Trường hợp bạn quên dán sau 48 giờ thì các bạn hãy dừng ngay chu kì tránh thai và bắt đầu lại một chu kì mới.
- Trường hợp bạn quên bỏ miếng dán vào tuần thứ 4 thì hãy xé bỏ ngay khi nhớ ra, càng sớm càng tốt.
Miếng dán tránh thai có an toàn không?
Nhìn chung đây là biện pháp tránh thai rất đơn giản và hiệu quả cho các chị em, đặc biệt là với những người có công việc bận rộn, và khó chủ động thời gian như bệnh nhân của tôi. Tuy nhiên tôi lưu ý với các bạn hai điểm chính sau:
Thứ nhất, miếng dán tránh thai cũng là một phương pháp tránh thai sử dụng hormone nhằm thay đổi và ngăn cản quá trình rụng trứng và thụ tinh. Chính những thay đổi về nội tiết này sẽ làm cơ thể bạn có một vài biến đổi. Điển hình là rối loạn kinh nguyệt, ra nhiều khí hư, nổi mụn, đau mỏi người…
Ở một số người, những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thể hiện rất rõ, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, rong kinh hoặc có trường hợp mất kinh. Nhưng các bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này vì nó sẽ mất sau một vài tháng.
Một điều nữa tôi cần lưu ý các bạn. So với biện pháp uống thuốc tránh thai hằng ngày thì miếng dán tránh thai có vẻ tiện hơn. Tuy nhiên, nếu uống thuốc, lượng hormone sẽ hấp thụ qua đường tiêu hóa, qua ruột non rồi mới chuyển vào máu. Như vậy tác dụng của hormone lên cơ thể sẽ suy giảm phần nào.
Còn với miếng dán, lượng hormone sẽ thẩm thấu trực tiếp vào da và máu, vì vậy lượng hormone sẽ tác động lớn đến cơ thể của các bạn. Vì vậy các bạn nên cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp cho mình nhé!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!