Thắt ống dẫn trứng – Biện pháp tránh thai cuối cùng
Đây là câu hỏi mà một người đã gửi cho tôi. Tôi biết đây cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em khi đang chọn lựa cho mình một biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Tôi cũng mừng khi ngày nay các cặp vợ chồng đã đề cao việc sử dụng các biện pháp tránh thai, tránh việc mang thai ngoài ý muốn, sinh nhiều con, ảnh hưởng đến kinh tế, chất lượng cuộc sống của gia đình và xã hội.
Để trả lời câu hỏi của độc giả, bài viết này tôi sẽ giải đáp về việc thắt ống dẫn trứng là gì, quy trình thắt ống dẫn trứng, ưu nhược điểm và những lưu ý khi sử dụng biện pháp tránh thai này.
Thắt ống dẫn trứng là gì?
Thắt ống dẫn trứng là một biện pháp triệt sản ở nữ giới, thủ thuật này bao gồm một số hình thức như cắt, tiêu hủy bằng dao đốt điện, kẹp bằng vòng hay kẹo, đút nút hoặc đông lạnh…
Mục đích của việc thắt ống dẫn trứng là ngăn không cho trứng di chuyển qua ống dẫn trứng để gặp tinh trùng và thụ tinh. Tuy nhiên so với thắt ống dẫn tinh ở nam giới thì phương pháp này lại phức tạp hơn mà hiệu quả không cao bằng.
Các bạn có thể thực hiện thủ thuật thắt ống dẫn trứng sau khi sinh em bé từ 3 đến 6 tháng. Năm đầu tiên sau khi thắt ống dẫn trứng thì khả năng có thai rất thấp, chưa đến 1% nhưng những năm sau tỉ lệ có thai sẽ cao hơn do hai mỏm ống dẫn trứng có thể liền vào nhau.
Nếu các bạn còn trẻ thì tỉ lệ mang thai sau khi thắt ống dẫn trứng sẽ cao hơn so với phụ nữ lớn tuổi. Trường hợp của độc giả gửi câu hỏi đến cho tôi, bạn đã 40 tuổi thì có thể thực hiện biện pháp này vì có hiệu quả cao. Tuy nhiên bạn cần phải đọc tiếp những điều tôi chia sẻ tiếp theo để cân nhắc về phương pháp này.
Quy trình thắt ống dẫn trứng
Để thắt ống dẫn trứng bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi. Sau khi sát trùng và tiêm thuốc tê, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở dưới rốn để đưa ống soi vào ổ bụng. Ống này có sợi quang học để quan sát được bên trong. Sau đó bác sĩ sẽ kẹp vòi trứng lại bằng một vòng kẹp. Thắt ống dẫn trứng có thể khiến bạn cảm thấy hơi đau bụng.
Thủ thuật thắt ống dẫn trứng
Thắt ống dẫn trứng có nguy hiểm không
Đây là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân hỏi tôi, vì khác với các biện pháp tránh thai khác là chỉ cần uống thuốc, miếng dán hoặc thủ thuật nhỏ, còn thắt ống dẫn trứng phải tiến hành rạch và nội soi khiến nhiều chị em lo lắng. Nhân đây tôi cũng chia sẻ một cách khách quan để chị em biết.
Thắt ống dẫn trứng mặc dù nghe có vẻ phức tạp nhưng đây là một thủ thuật đơn giản trong y khoa, nhất là với những bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao thì sẽ không có vấn đề gì nguy hiểm cả.
Rủi ro thắt ống dẫn trứng cũng rất thấp, chỉ có 1/1000 phụ nữ gặp phải biến chứng sau phẫu thuật như nhiễm trùng, chảy máu hoặc phản ứng với thuốc… Những biến chứng này sẽ khiến bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, chướng, đau bụng…
Thắt ống dẫn trứng thường được chỉ định cho những người không còn nhu cầu sinh con, vì khi đã tiến hành thì khả năng phục hồi ống dẫn trứng rất khó khăn. Sau khi ngừng chỉ có 60% phụ nữ mang thai trở lại, tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với các biện pháp tránh thai khác. Nhưng nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất cao, hầu hết trứng sẽ làm tổ tại ống dẫn trứng.
Thắt ống dẫn trứng làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung
Vì vậy các bạn nên cân nhắc khi sử dụng biện pháp này. Hầu hết các bệnh nhân của tôi đều được khuyến khích dùng những biện pháp đơn giản hơn như dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai, cấy que hay đặt vòng tránh thai… Những biện pháp này đơn giản mà an toàn hơn nhiều.
Xem thêm: Mang thai ngoài tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh.
Ưu nhược điểm của thắt ống dẫn trứng
Ưu điểm
So với các biện pháp tránh thai khác thì thắt ống dẫn trứng cũng có những ưu điểm riêng như:
-
Biện pháp này có tác dụng vĩnh viễn.
-
Ít gây ra tác dụng phụ như những biện pháp khác.
-
Chúc năng sinh lí của chị em không bị ảnh hưởng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên thì biện pháp này cũng có một số nhược điểm như sau:
-
Chu kì kinh nguyệt của các bạn có thể không đều, số ngày kinh có thể kéo dài hơn, ra nhiều máu và máu đông. Đau bụng nhiều hơn trong kì kinh nguyệt.
-
Cảm giác đau, khó chịu ở vết mổ, có thể để lại sẹo nếu không chú ý ăn uống.
-
Khó có thể phục hồi khả năng có thai và sinh con bình thường, nếu có sẽ nguy cơ cao bị mang thai ngoài tử cung.
-
Cuối cùng là không thể tránh được các bệnh lây qua đường tình dục.
Những lưu ý khi tránh thai bằng biện pháp thắt ống dẫn trứng
Trước kia nếu phụ nữ có nhu cầu thắt ống dẫn trứng sau sinh thì bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này ngay trong vòng 36 tiếng sau sinh. Tuy nhiên theo tôi thủ thuật này nên lùi lại vài tháng, chờ khi cơ thể người mẹ đã phục hồi thì tiến hành thắt ống dẫn trứng.
Hiện nay, hầu hết các trường hợp thắt ống dẫn trứng đều thực hiện sau sinh từ 3-6 tháng trở đi để giúp làm giảm nguy cơ biến chứng.
Sau khi các bạn thắt ống dẫn trứng, các bạn sẽ cảm thấy bị co rút vùng chậu, nhưng không cần lo lắng vì dấu hiệu này sẽ hết sau 1-2 ngày. Bạn cũng có nguy cơ bị chuột rút cao hơn, nhất là trong các kì kinh nguyệt.
Thắt ống dẫn trứng chỉ nên là biện pháp tránh thai cuối cùng nhất là đối với phụ nữ trẻ. Với độc giả gửi câu hỏi cho tôi, mặc dù bạn đã 40 tuổi và không có nhu cầu sinh con nữa thì thắt ống dẫn trứng là phù hợp với bạn.
Thế nhưng tôi khuyên bạn vẫn nên tham khảo các biện pháp tránh thai khác như dùng thuốc, cấy que, đặt vòng, dùng miếng dán hoặc tiêm thuốc tránh thai… Hoặc đơn giản nhất là dùng bao cao su. Tốt nhất bạn hãy nhờ bác sĩ điều trị trực tiếp của mình tư vấn để chọn được biện pháp phù hợp.
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!